Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh là một trong những giải pháp tối ưu để quản lý tất cả các thiết bị trong tòa nhà văn phòng hay chung cư. Về cơ bản nó có thể cho phép quản lý điều khiển mọi hoạt động kỹ thuật một cách trôi chảy và tiết kiệm thời gian. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về chi tiết cấu trúc cũng như cách thức vận hành của hệ thống này. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Quản lý tòa nhà thông minh là gì?
Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh được dịch từ cụm từ tiếng Anh là Intelligent Building Management System; viết tắt là BMS. Hệ thống này cho phép điều khiển và quản lý mọi hoạt động về ký thuật trong tòa nhà để đảm bảo cho việc vận hành được chính xác, kịp thời, tiết kiệm chi phí.
Theo đó, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh được đồng bộ để cho phép nhiều người dùng điều khiển toàn bộ hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. Điều này đảm bảo nhiều lợi ích trong quá trình vận hành của tòa nhà.
Hệ thống IBMS sẽ hỗ trợ ban quản lý giám sát các hệ thống sau:
- Máy phát điện
- Hệ thống ánh sáng
- Hệ thống máy lạnh, thông gió
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Trạm phân phối điện
- Hệ thống điện nước
- Hệ thống thang máy
- Hệ thống âm thanh
- Hệ thống giám sát an ninh
Cấu trúc của hệ thống quản lý tòa nhà thông minh
Cấp chấp hành
Cấp chấp hành có chức năng chính là thực hiện đo lường và dẫn động trong một số trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, cấp này còn giúp thay đổi tín hiệu để hỗ trợ việc quản lý tòa nhà, chung cư hay trung tâm thương mai.
Cấu trúc của cấp chấp hành sẽ bao gồm hai đầu; trong đó đầu vào sẽ được thiết kế với hệ thống cảm biến, camera, và đầu ra sẽ bao gồm các thiết bị: Đèn, điều hòa, động cơ, loa…
Cấp điều khiển
Cấp điều khiển của hệ thống quản lý tòa nhà thông minh được dựa vào hệ thống điều khiển, cảm biến, xử lý và truyền thông tin. Do đó, nhiệm vụ chính của cấp điều khiển sẽ là tiếp nhận thông tin và xử lý dữ liệu để truyền dữ liệu từ đó mang kết quả chính xác nhất đến bộ phận chấp hành.
Cấp điều khiển giám sát
Điều khiển giảm sát là một trong những chức năng giúp ban quan lý tòa nhà kiểm tra cũng như vận hành toàn bộ các hoạt động của tòa nhà một cách tốt nhất. Ở cấp này có thể điều khiển một cách tối tân cao cấp nhờ các công thức nhất định. Việc điều khiển giảm sát cũng không cần yêu cầu thêm các thiết bị cứng khác mà chỉ cần sử dụng máy tính thông thường.
Vì sao nên sử dụng hệ thống quản lý tòa nhà thông minh khi vận hành?
Có rất nhiều lý do để một đơn vị quản lý vận hành sử dụng hệ thống thông minh này. Dưới đây là 6 lợi ích cụ thể để giúp cho việc quản lý tòa nhà được nâng tầm tạo ra nhiều giá trị thực tiễn mang lại hiệu quả to lớn.
Điều khiển tổng thể toàn bộ tòa nhà
Một trong những lý do mà bạn nên sử dụng hệ thống quản lý thông minh đó là có thể quản lý một cách tổng thể được tòa nhà chung cư hay văn phòng; thậm chí cả trung tâm thương mại. Điều mà nếu sử dụng yếu tố con người thì cũng khó làm tốt được. Chúng ta có thể thấy được bức tranh tổng thể toàn bộ các hoạt động của tòa; bên cạnh đó, hệ thống này còn có khả năng phân tích dữ liệu thông minh. Giúp bộ phận quản lý sẽ đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác nhất.
Tùy chỉnh và đơn giản hóa các báo cáo
Tùy theo từng yêu cầu, sở thích của con người mà hệ thống quản lý tòa nhà thông minh có thể đưa ra những báo cáo cụ thể theo từng dữ liệu có sẵn trong bộ máy. Từ đó, có thể giúp chúng ta nâng cao hoạt động của tòa nhà một cách hiệu quả hơn.
Theo đó, bạn có thể có được những lợi ích từ báo cáo đó; bao gồm:
- Biết được xu hướng cũng như chủ động đề xuất cách giải quyết vấn để
- Chủ động tạo theo yêu cầu và tự động cập nhật, báo cáo theo thời gian cụ thể.
- Được phân phối đến đúng các bộ phận liên quan và dễ dàng truy cập theo từng bộ phận.
Sắp xếp hợp lý hệ thống nội bộ
Một mạng lưới các công cụ phân tích và quản lý tòa nhà sẽ được kết nối với nhau cho phép khả năng liên tục thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều loại thiết bị và cảm biến được liên kết. Bao gồm:
- Cảm biến chất lượng không khí trong nhà
- Điều khiển HVAC
- Điều khiển ánh sáng
- Cảm biến chiếm dụng
- Đồng hồ đo nước, khí và điện
- Việc kết hợp các cảm biến và thiết bị với nền BMS sẽ tạo ra một hệ thống được quản lý hoàn toàn, hiệu suất cao:
- Ưu tiên báo thức
- Phát hiện và sửa chữa các vấn đề có thể bị bỏ qua
- Phản hồi trước khi cần sửa chữa hoặc gặp sự cố hệ thống
- Ngăn ngừa việc kém hiệu quả trong tương lai
Thời gian hoạt động được cải thiện
Nếu như con người cần được nghỉ ngơi thì máy móc gần như có thể hoạt động liên tục. Và đây cũng chính là lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà thông minh. Từ đó có thể giám sát liên tục hiệu quả, hiệu suất của các thiết bị để hổ trợ kịp thời các loại như máy phát điện, thiết bị nước…khi có vấn đề xảy ra.
Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng
Đối với chủ sở hữu nhà thì việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng là một trong những lợi ích hàng đầu khi sử dụng hệ thống quản lý tòa nhà thông minh. Bởi điều này có thể giúp tiết kiệm đáng kể. Theo một số ước tính, chỉ riêng việc tự động hóa hệ thống HVAC và chiếu sáng có thể giảm tiêu thụ năng lượng tổng thể tới 30%.
Tối ưu hóa nhóm bảo trì
Với các mô hình truyền thống, việc bảo trì dựa vào các lần bảo dưỡng định kỳ để phòng ngừa và chúng có thể cần hoặc không. Với phân tích theo hướng dữ liệu và tự động hóa, bảo trì có thể được tối ưu hóa nhờ loại bỏ những lần bảo trì không cần thiết. Nâng cao hiệu quả của những lần bảo trì nhờ các báo cáo, hay cảnh báo cụ thể từ hệ thống này.
Hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý tòa nhà thông minh ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Rất nhiều đơn vị quản lý vận hành tòa nhà đặt ra thắc mắc là hệ thống quản lý thông minh muốn đạt được hiệu quả tối ưu thì cần phụ thuộc vào yếu tố nào. Câu trả lời đó chính là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau; nhưng nhiều nhất là chất lượng cũng như số lượng dữ liệu mà nó nhận được. Bởi vì đây chính là đầo vào để giúp hệ thống đánh giá, xử lý và đưa ra các điều chỉnh cụ thể trên hệ thống kỹ thuật của tòa nhà.
Chi phí triển khai hệ thống quản lý tòa nhà thông minh là bao nhiêu?
Chi phí để triển khai hệ thống này cũng là một trong vấn đề quan trọng. Hiện nay giá thành để trang bị một hệ thống khá cao; thông thường chiếm từ 10% đến 15% chi phí xây dựng tòa nhà. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc khá nhiều vào việc mức độ triển khai của từng đơn vị.
Như vậy có thể thấy, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý và có thể ứng dụng rộng rãi với nhiều mô hình tòa nhà khác nhau. Nhưng để áp dụng hệ thống này vào từng mô hình tòa nhà cũng đòi hỏi đơn vị quản lý có đủ kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về quản lý tòa nhà thông minh để giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất trước khi quyết định áp dụng vào mô hình tòa nhà của mình. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn thì có thể liên hệ với chúng tôi nhé.