Trong thời điểm thị triển bất động phát triển mạnh mẽ như hiện nay, quản lý tòa nhà cũng trở thành công việc thu hút nhiều bạn trẻ. Vậy những kỹ năng quản lý tòa nhà bắt buộc phải có là gì? Làm sao để thực hiện tốt trách nhiệm quản lý tòa nhà? Cùng giải đáp những thắc trên qua nội dung sau.
Tìm hiểu những kỹ năng quản lý tòa nhà bắt buộc phải có
Công việc của quản lý tòa nhà bao gồm những gì?
Trách nhiệm chính của một quản lý vận hành tòa nhà là đảm bảo mọi hoạt động diễn ra được suôn sẻ, thuận lợi nhất. Nhằm mang lại cho các đối tượng sử dụng, làm việc tại tòa nhà cảm giác thoải mái. Đồng thời khai thác hiệu quả tối đa tiện ích của nó.
Những công việc cụ thể khi quản lý một tòa nhà bao gồm:
Quản lý tài chính
Ban quản trị tòa nhà có trách nhiệm quản lý tài chính. Bao gồm những khoản thu chi theo hướng rõ ràng, minh bạch.
Các khoản chi phí tiện ích khi vận hành một tòa nhà bao gồm: chi phí điện, nước; chi phí thuê dịch vụ vệ sinh; Lao công, tạp vụ vệ sinh khu vực chung; Chi phí giữ gìn an ninh tòa nhà.
Ngoài ra khoản chi cho quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống kỹ thuật luôn chiếm một phần lớn chi phí. Do đó khoản này cần được dự toán và trích lập một cách cẩn trọng.
Quản lý nhân sự
Mỗi tòa nhà bắt buộc phải có một đội ngũ nhân sự có trình độ, kinh nghiệm làm việc, cũng như phù hợp với vị trí làm việc. Công việc của quản lý toà nhà ở khâu này là tuyển dụng, đào tạo đội ngũ này.
Bên cạnh đó là đảm bảo công việc giám sát hoạt động của nhân viên. Đưa ra chế độ lương thưởng hợp lý với từng vị trí, trình độ, hiệu quả mà nhân sự đem lại.
Quản lý khách hàng
Đây là công việc cần chú trọng và lưu tâm đến trong quá trình vận hành quản lý tòa nhà. Hoạt động này bao gồm giải quyết khiếu nại của khách hàng. Tổ chức và phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng nhằm đem lại sự hài lòng, trải nghiệm tốt nhất cho các đối tượng này.
Ban quản lý toà nhà cần đảm đương nhiều quy trình khác nhau
Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật tòa nhà
Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh cần được vận hành đúng quy định, kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo không xảy ra sai sót trong suốt quá trình sử dụng. Quản lý tòa nhà là người đảm bảo những công việc này được thực hiện.
Những kỹ năng quản lý tòa nhà bắt buộc phải có
Để hoàn thành những công việc trên, quản lý toà nhà bắt buộc phải có nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Sau đây là một số kỹ năng cần có ở một người quản lý tòa nhà chuyên nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp và tương tác
Ban quản lý tòa nhà là những người phải tiếp xúc, tương tác thường xuyên với cư dân, khách hàng thuê văn phòng tại tòa nhà. Vì thế họ cần phải biết cách lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của những đối tượng sử dụng tòa nhà.
Từ đó quản lý tòa nhà mới có thể tìm hiểu, giải quyết những vấn đề phát sinh trong tòa nhà. Hoàn thành mục tiêu đem lại cho cư dân, khách hàng một môi trường sống và làm việc thoải mái, tiện nghi nhất.
Trách nhiệm
Một khi phát sinh vấn đề thì đội ngũ quản lý toà nhà sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết. Do đó để hạn chế việc này, quản lý cần xác định rõ nhiệm vụ mà họ phải làm để vận hành toà nhà hiệu quả.
Trách nhiệm của đội ngũ quản lý được thể hiện qua:
- Hoàn thành tốt công việc
- Công bằng không thiên vị, không tư lợi trong công việc và giải quyết những vấn đề phát sinh
- Giữ thái độ nghiêm chỉnh khi xử lý vấn đề
- Biết cách cảm thông với những vấn đề mà khách hàng gặp phải
Tầm nhìn
Tầm nhìn được xem là kỹ năng quan trọng cần có ở một người quản lý tòa nhà. Để đạt được tầm nhìn tốt, ban quản lý cần hiểu rõ về thị trường, khu vực xung quanh tòa nhà, tình hình xã hội cũng như thực trạng làm việc của nhân sự toà nhà.
Sở hữu một tầm nhìn tốt sẽ giúp người quản lý định hướng, xây dựng được quy trình quản lý, vận hành hiệu quả nhất cho tòa nhà.
Kỹ năng viết và trình bày
Trong quy trình quản lý sẽ bao gồm công việc hành chính, do đó đôi lúc ban quản lý phải viết và trình bày các đơn đề nghị, hợp đồng, thông báo gửi đến cư dân, chủ bất động sản,...
Vì thế nên ban quản trị tòa nhà cần trau dồi kỹ năng viết và trình bày một cách rõ ràng, chính xác. Để thông tin được truyền tải theo cách súc tích, chỉnh chu nhất có thể.
Giải quyết xung đột
Quy trình quản lý vận hành tòa nhà đương nhiên sẽ không tránh được xung đột. Sự việc có thể phát sinh giữa dân cư và ban quản lý, khách hàng và chủ đầu tư,... Do đó để chung cư hoạt động hiệu quả, quản lý cần có kỹ năng dàn xếp, giải quyết các xung đột một cách lịch sự, công bằng và chuyên nghiệp.
Kỹ năng điều hành cuộc họp
Điều hành cuộc họp ban quản lý tòa nhà chung cư
Các cuộc họp của toà nhà là nơi nêu quan điểm, đưa ra giải pháp hoạt động và lắng nghe nhu cầu của cư dân. Ban quản lý cần có kỹ năng điều hành, chủ trì để đảm bảo hiệu quả trong quy trình quản lý của tòa nhà.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về những kỹ năng quản lý tòa nhà bắt buộc phải có. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, cùng đón chờ những nội dung về quản lý bất động sản tiếp theo từ chúng tôi nhé!