Mô hình quản lý chung cư cao tầng

Các công trình dự án chung cư cao tầng đang được xây dựng và sử dụng ngày càng nhiều. Theo đó thì nhu cầu để vận hành tốt các tòa nhà cũng được quan tâm đẩy mạnh hơn. Vậy làm thế nào để áp dụng mô hình quản lý chung cư cao tầng hiệu quả cho dự án của mình? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về khái niệm cũng như tính ứng dụng của mô hình này thông qua bài phân tích sau.

 

 

Thế nào là mô hình quản lý chung cư cao tầng

 

Trước khi nắm về mô hình thì chúng ta phải hiểu được khái niệm về quản lý chung cư là gì? Chi khi hiểu hết tính chất thì mới có thể lựa chọn và áp dụng hiệu quả mô hình quản lý chung cư cho tòa nhà.

 

Khái quát về quản lý chung cư cao tầng

 

Đây là dịch vụ giúp chủ đầu tư quản lý và vận hành tòa nhà mọi hoạt động nằm trong hệ thống sinh hoạt của các mô hình chung cư cao tầng. Cụ thể là giúp kiểm soát và vận hành các bộ phận như an ninh, lễ tân hay bảo trì sửa chữa trang thiết bị cùng vệ sinh cảnh quan... của dự án.

Bên cạnh đó thì dịch vụ quản lý còn là cầu nối thúc đẩy mối quan hệ giữa chủ đầu tư và cư dân. Thông qua công tác vận hành hiệu quả sẽ giúp cho tòa nhà được cung cấp đầy đủ các tiện nghi đạt chuẩn. Giá trị của tòa nhà chung cư sẽ được nâng cao và độ uy tín của chủ đầu tư cũng sẽ được củng cố rất nhiều trong những dự án khác.

 

 

Yếu tố để mô hình quản lý chung cư cao tầng hiệu quả

 

Một mô hình chung cư được vận hành tốt sẽ cần đảm bảo được các yếu tố quan trọng trong các nội dung quản lý sau:

  • Tài chính

Nhiệm vụ của bộ phận này là quản lý tốt các hoạt động giao dịch và ngân sách chi phí thu chi hằng tháng một cách rõ ràng. Mọi khoản phí đều được công khai minh bạch cho cư dân và chủ đầu tư cùng theo dõi và kiểm tra. Đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả để phát triển tốt chung cư và nâng cao giá trị và danh tiếng cho tòa nhà dự án.

  • Khách hàng

Nhân viên có nhiệm vụ chăm sóc và hỗ trợ giải quyết mâu thuẫn và vấn đề phát sinh cho khách hàng. Đảm bảo mang đến sự hài lòng và thoải mái cho cư dân và người làm việc tại chung cư. Tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp tích cực của người dân và chủ đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ.

  • Nhân viên

Đây là nhóm đối tượng có vai trò quan trong tham gia trực tiếp vào công tác quản lý tòa nhà. Nhân viên sẽ được chia theo các bộ phận với chức năng khác nhau như bảo vệ an ninh, lễ tân hay chăm sóc cảnh quan vệ sinh hoặc bảo trì hệ thống cùng những bộ phận hành chính khác. 

Quản lý tốt nhân viên và đưa ra hoạch định chính xác để phát huy tối đa điểm mạnh của mỗi bộ phận. Thường xuyên đánh giá và tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho nhân viên. Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp và bài bản nhất khi sống và sinh hoạt tại đây.

  • Bảo trì kỹ thuật

Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho cư dân khi sử dụng các dịch vụ và hệ thống cơ sở vật chất tại chung cư. Nhân viên sẽ thường xuyên kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng định kỳ các hệ thống điện nước hay máy móc... Sẵn sàng hỗ trợ cư dân sửa chữa nhanh nhất để hạn chế tối đa sự bất tiện cho họ.

 

 

Các mô hình quản lý tòa nhà cao tầng được dùng phổ biến

 

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ quản lý cao ốc văn phòng khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên có hai hình thức mô hình quản lý được sử dụng rộng rãi và nổi tiếng hơn cả. Cụ thể:

 

Mô hình có bộ phận quản lý được phía chủ đầu tư tự lập nên

 

Đối với hình thức vận hành này thì chủ đầu tư sẽ trực tiếp tham gia vào các công việc kiểm tra và giám sát đối với tòa nhà. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được các chi phí trung gian cho người dân sinh sống. Tuy nhiên điều bất cập là khi có tranh chấp diễn ra thì phía chiếm lợi thế hơn là bên đầu tư. Mọi hoạt động được diễn ra phần lớn là nhằm nâng cao lợi ích cho chủ đầu tư.

 

Mô hình được phía đầu tư thuê về từ các đơn vị chuyên nghiệp

 

Đối với hình thức này thì đơn vị được thuê về sẽ đại diện cho chủ đầu tư thực hiện mọi công tác quản lý đối với tòa nhà chung cư. Mô hình này được ưa chuộng hơn nhiều so với mô hình do chủ đầu tư tự lập. 

Đây là cầu nối trung gian giữa cả hai phía nên mọi tranh chấp sẽ được giải quyết công bằng nhất. Thông qua điểm khác biệt nổi trội đó mà mô hình này mới được áp dụng nhiều đến thế.

 

Lời kết

Mô hình quản lý chung cư cao tầng là nội dung không thể thiếu khi dự án chung cư căn hộ được đưa vào hoạt động. Công tác quản lý phù hợp sẽ giúp cho chủ đầu tư nâng cao được chất lượng dự án cũng như danh tiếng của mình. Thông qua những kiến thức chúng tôi chia sẽ hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ được nội dung và tầm quan trọng của mô hình quản lý tòa nhà chung cư cao tầng.

icon home
icon phone
ic search
0901 90 88 90
icons8-exercise-96 chat-active-icon
Bạn cần hỗ trợ