Chi phí quản lý vận hành nhà chung cư được quy định thế nào?

Chi phí quản lý vận hành nhà chung cư được quy định thế nào?

Chi phí quản lý vận hành nhà chung cư là một trong những khoản phí mà bất kỳ cư dân nào sinh sống tại chung cư cũng đặc biệt quân tâm. Vậy thì chi phí này sẽ được quy định ở đâu; cách tính cũng như mục đích sử dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật các thông tin này qua bài viết dưới đây nhé.

 

Quy định về chi phí quản lý vận hành nhà chung cư

Nhiều người thường cho rằng việc thu chi phí quản lý vận hành nhà chung cư đều là tự phát do đơn vị quản lý quyết định. Nhưng trên thực tế thì phần chi này đều được quy định trong Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.

Bên cạnh đó, các quy định cụ thể về việc tính toán và quản lý chi phí quản lý vận hành nhà chung cư cũng được ghi nhận trong quy chế hoặc hợp đồng quản lý tòa nhà chung cư, được ký kết giữa chủ đầu tư và các bên liên quan như Ban quản lý, đơn vị quản lý, cư dân và các tổ chức khác.

Như vậy tất cả các chi phí quản lý vận hành nhà chung cư đều được quy định theo Luật Nhà ở. Đặc biệt cũng được thống nhất giữa chủ đầu tư và cư dân trước khi sinh sống và làm việc tài tòa nhà.

 

Chi phí quản lý chung cư bao gồm chi phí nào?

Chi phí quản lý vận hành nhà chung cư tùy theo diện tích cũng như quy mô cũng như các dịch vụ được cung cấp bên trong tòa nhà để có mức phí phù hợp. Tuy nhiên, một số chi phí thường gặp khi quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm:

  • Chi phí nhân viên: Nhân viên có thể là nhân viên vệ sinh, bảo vệ hoặc các nhân sự hỗ trợ cho hoạt động của tòa nhà. Chi phí này bao gồm chi phí tiền lương, bảo hiểm hay các khoản khác.
  • Chi phí điện, nước và vệ sinh: Chi phí này liên quan đến việc duy trì các tiện ích công cộng của tòa nhà, bao gồm cung cấp điện, nước, chi phí vệ sinh, bảo trì các thiết bị điện, nước và vệ sinh.
  • Chi phí bảo trì và sửa chữa: Chi phí này liên quan đến việc bảo trì và sửa chữa các thiết bị và khu vực công cộng trong tòa nhà, bao gồm hệ thống điện, nước, thang máy, cửa ra vào, hầm để xe, v.v.
  • Chi phí quản lý và vận hành: Chi phí này liên quan đến việc quản lý và vận hành tòa nhà, bao gồm chi phí văn phòng, chi phí giám sát an ninh, chi phí quản lý hồ sơ, v.v.

 

Yếu tố nào quyết định chi phí quản lý vận hành nhà chung cư?

Như đã nói ở trên, không phải tòa nhà chung cư nào cũng có mức chi phí quản lý giống nhau. Tùy theo nhiều yếu tố mà chi phí này cũng có sự khác nhau nhất định. Các yếu tố này bao gồm:

Quy mô tòa nhà: Các tòa nhà lớn có quy mô nhiều tầng hoặc nhiều căn hộ thì chi phí vận hành sẽ đòi hỏi cao hơn. Bên cạnh đó, tòa nhà có quy mô rộng, các nguyên liệu sử dụng cao cấp hơn thì cũng đòi hỏi các chi phí về bảo trì, bảo dưỡng cũng nhiều hơn.

  • Vị trí của tòa nhà: Trong bất động sản thì vị trí là yếu tố quyết định đến các mức giá cũng chi phí trong tòa nhà. Ở các tòa nhà có vị trí đắc địa, nằm gần trung tâm thành phố hay các tiện ích khác. Thì chắc chắn mức chi phí quản lý vận hành nhà chung cư sẽ cao hơn các căn hộ có vị trí không đẹp bằng.
  • Tiện ích và dịch vụ được cung cấp: Những tòa nhà có nhiều tiện ích và dịch vụ cao cấp và đa dạng hơn thường có chi phí vận hành cao hơn so với những tòa nhà chỉ có những tiện ích cơ bản.
  • Công nghệ và thiết bị: Các thiết bị và công nghệ được sử dụng trong tòa nhà sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận hành. Các thiết bị tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại thường có giá thành cao hơn.
  • Quản lý và sửa chữa: Chi phí quản lý và sửa chữa bao gồm chi phí tuyển dụng nhân viên, bảo hiểm, lương, thưởng, đào tạo,.. cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí vận hành tòa nhà.

 

Công thức tính chi phí quản lý vận hành nhà chung cư

Hiện nay sẽ không có một công thức cụ thể chính xác để áp dụng cho tất cả các chung cư. Tuy nhiên, để tính chi phí quản lý vận hành nhà chung cư thì có các phương pháp phổ biến như sau:

  • Phương pháp tính theo diện tích căn hộ: Theo đó, thì chi phí quản lý sẽ tính theo diện tích căn hộ. Thông thường, chi phí trung bình cho mỗi căn hộ dao động từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng mỗi tháng. Ví dụ, nếu căn hộ có diện tích là 100m2 với mức phí quản lý là 10.000 đồng/tháng; thì chi phí quản lý vận hành nhà chung cư sẽ rơi vào khoảng 1.000.000 đồng/tháng.
  • Phương pháp tính theo số lượng cư dân: Mức phí quản lý có thể tính dựa trên số lượng cư dân trong tòa nhà. Ví dụ: nếu mức phí quản lý là 100.000 đồng mỗi tháng và tòa nhà có 100 cư dân, mỗi cư dân sẽ phải đóng 1.000 đồng mỗi tháng.
  • Phương pháp tính theo dịch vụ và tiện ích: Chi phí quản lý cũng có thể được tính dựa trên dịch vụ và tiện ích như bảo trì, vệ sinh, bảo vệ, sửa chữa, vận hành thang máy và hệ thống an ninh. Tùy thuộc vào loại dịch vụ và tiện ích, mức phí quản lý có thể dao động từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng mỗi tháng.

Tuy nhiên, tất cả các phương pháp này cũng dựa trên tính tương đối. Tùy theo từng chung cư mà mức phí này sẽ được quy định rõ ràng minh bạch trong hợp đồng khi cư dân mua hoặc thuê căn hộ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *