Top 7 kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại tối ưu chi phí

Kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại làm sao để thu hút được khách hàng, tối ưu chi phí và đạt được hiệu quả cao trong thời gian dài. Đây chắc chắn là thông tin mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp vấn đề này nhé.

 

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỐI ƯU NHẤT

 

1. Chiến lược gia tăng khách hàng tiềm năng

 

Khách hàng tiềm năng chính là những người có thể sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm và dịch vụ bên trong trung tâm thương mại. Vì vậy, gia tăng đối tượng khách hàng này chính là giúp gia tăng hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh. Từ đó làm tăng doanh thu cho các khách thuê bên trong trong tâm thương mại. Và một số kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại để thu hút khách hàng tiềm năng như sau:

  • Tổ chức sự kiện: Trong năm thì có rất nhiều ngày lễ lớn phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Việc tổ chức sự kiện và đưa ra nhiều chương trình hấp dẫn sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng tìm đến với trung tâm thương mại. Từ đó họ sẽ có nhu cầu mua sắm ăn uống tại đây.
  • Có kế hoạch truyền thông cụ thể: Không có sự kiện hay sản phẩm nào thành công nếu thiếu một kế hoạch truyền thông tốt. Hãy lên một chiến dịch marketing cụ thể và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Sau đó truyền thông các thông điệp trên nhiều nền tảng khác nhau. Đây là cách nhanh chóng để khách hàng có thể biết đến các chương trình, các sự kiện và dịch vụ ở bên trong trung tâm thương mại.
  • Quảng bá thông qua KOL: KOL hay các Influencer chính là một trong những người có độ tin cậy cao trong nhóm của họ. Do đó, trong kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại hiệu quả khó mà bỏ qua việc quảng bá thông qua kênh này. Họ sẽ truyền tải thông điệp một cách chân thực nhất và đến nhanh nhất với nhóm hoặc fan của họ.
  • Các hoạt động khuyến mãi, giảm giá: Dù đây là một hoạt động khá thường xuyên, và hầu như đơn vị nào cũng áp dụng. Thế nhưng cũ không có nghĩa là không hiệu quả. Hãy thường xuyên đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng đến nhé.
  • Giới thiệu các thương hiệu nổi tiếng: Với nhiều khách hàng thì việc đến trung tâm thương mại không chỉ để mua sắm mà còn thể hiện đẳng cấp của bản thân. Do đó, nếu bạn muốn gia tăng lượng khách hàng này thì nên đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu nhiều nhãn hàng nổi tiếng.

 

 

2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ

 

Một kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại tối ưu nhất đó là đa dạng các loại hình dịch vụ. Bởi vì số lượng khách hàng đến trung tâm thương mại sẽ rất đông; do đó nhu cầu cũng khá đa dạng. Việc nâng cao về chất lượng và số lượng các dịch vụ phù hợp sẽ giúp giữ chân khách hàng và tăng doanh thu. Có thể tham khảo một số loại hình để tăng doanh thu như sau:

  • Các dịch vụ và cửa hàng ăn uống, khu cà phê
  • Khu vực vui chơi dành cho trẻ em
  • Không gian mua sắm nghỉ ngơi hoặc spa thư giãn
  • Siêu thị, rạp chiếu phim cửa hàng đồ gia dụng
  • Các hội trường, văn phòng cho thuê
  • Các gian hàng thời trang cao cấp

 

3. Đảm bảo an ninh, an toàn tài sản trong trung tâm thương mại

 

Với số lượng mua sắm rất lớn cùng nhiều hoạt động đa dạng thì tình trạng quá tải hoặc khó kiểm soát sẽ dễ dàng xảy ra. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an ninh về con người cũng như tài sản trong trung tâm thương mại là rất quan trọng.

Để có thể quản lý trung tâm thương mại tốt thì yếu tố an ninh cần chú trọng. Ban quản lý cần phải giám sát chặt chẽ, bố trí đủ về số lượng đội ngũ bảo vệ để giám sát từng khu vực. Bên cạnh đó, cần phải có một quy trình rõ ràng để xử lý các trường hợp phát sinh như trộm cắp, cướp giật. Thường xuyên tổ chức diễn tập các rủi ro đi kèm; từ đó đội ngũ bảo vệ có được phản xạ nhanh nhất giúp cho toàn bộ hoạt động diễn ra ổn định.

 

 

4. Quản lý bãi đỗ xe của trung tâm thương mại

 

Một kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại mà hầu như đơn vị quản lý nào cũng cần phải tập trung đó chính là bãi đỗ xe của trung tâm. Nhiều trung tâm không dự toán được điều này nên thường xuyên rơi vào tình trạng tắc nghẽn thiếu chổ đỗ xe; đặc biệt là vào các ngày hay giờ cao điểm. Để giảm thiểu tình trạng này xảy ra thì nên có đội ngũ phân làn xe hay hướng dẫn để xe một cách hợp lý. Phân chia vào giờ cao điểm và thấp điểm. Bên cạnh đó cần có kế hoạch dự phòng để có thể xử lý kịp thời bất kỳ vấn đề nào phát sinh.  Đồng thời, thực hiện công tác theo dõi hệ thống giám sát camera một cách kỹ lưỡng và bao quát nhất.

 

5. Quản lý vận hành nguồn điện trung tâm thương mại

 

Quản lý các vấn đề về điện chiếu sáng, làm mát hoặc các nguồn năng lượng điện khác là vấn đề cần phải lưu ý. Trung tâm thương mại cũng là nơi có nhiều hoạt động; do đó việc sử dụng điện năng là rất lớn. Vì vậy, cần có một kế hoạch sử dụng năng lượng không chỉ khoa học để tiết kiệm chi mà còn đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động liên quản. Ban quản lý nên triển khai các công việc sau:

 

  • Thứ nhất, triển khai xây dựng các phương án tiết kiệm để tránh gây lãng phí. Biết được khu vực nào cần điện năng vào lúc nào cũng như ngày nào. Và tắt các khu vực không cần thiết.
  • Thứ hai, xây dựng phương án dự phòng nguồn điện; bởi có nhiều hoạt động bắt buộc phải luôn duy trì điện năng nên có các phương án nguồn điện dự phòng khi bị cắt điện.
  • Thứ ba, là đào tạo đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao; đồng thời biết cách sử dụng điện năng một cách phù hợp nhất. Không quá tiết kiệm để tránh gây bất tiện cho khách hàng; những cũng không quá lãng phí để gây tăng chi phí cho trung tâm thương mại.

 

6. Tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng

 

Việc khảo sát khách hàng để biết được ưu và nhược điểm của trung tâm thương mại mà mình đang quản lý là điều rất nên làm định kỳ. Với những đánh giá của khách hàng đơn vị quản lý có thể biết được vấn đề nào khách hàng chưa hài lòng để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó, cũng giúp nâng cao thương hiệu và được lòng khách hàng khi tiếp thu ý kiến của họ.

 

 

7. Sử dụng dịch vụ quản lý trung tâm thương mại

 

Với bất kỳ một tòa nhà chung cư hay trung tâm thương mại nào thì chủ đầu tư khó lòng tự vận hành. Do đó, tốt nhất là hãy sử dụng một đơn vị quản lý trung tâm thương mại; bởi họ không chỉ có đội ngũ đủ chuyên môn mà còn nhiều kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại. Điều này có thể giúp gia tăng khách hàng đến; tăng mức độ hài lòng cũng như trải nghiệm của khách hàng khi đến với trung tâm thương mại.

Nếu bạn đang tìm kiểm đơn vị như vậy thì có thể tìm hiểu Pots; một trong những đơn vị hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý vận hành các trung tâm thương mại; tòa nhà chung cư. Với sự tận tâm và uy tín, Pots  luôn nỗ lực hằng ngày để cung cấp dịch vụ bất động sản chuyên nghiệp và chất lượng cao cho khách hàng.

 

 

Hy vọng bài viết về 7 kinh nghiệm quản lý trung tâm thương mại trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về việc quản lý vận hành một trung tâm thương mại. Từ đó có thể biết được cách gia tăng khách hàng; nâng cao được chất lượng dịch vụ và đặc biệt là tối ưu về mặt chi phí nhé.

icon home
icon phone
ic search
0901 90 88 90
icons8-exercise-96 chat-active-icon
Bạn cần hỗ trợ