Tất cả mọi thông tin về ban quản lý tòa nhà

Trong thời gian gần đây ban quản lý tòa nhà là khái niệm mà được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Với nhu cầu ở chung cư hay các tòa nhà đang ngày càng tăng thì người dân đã chú trọng hơn về chất lượng của ban quản lý tòa nhà.

Cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu hết mọi thông tin về ban quản lý của các tòa nhà để đảm bảo được độ an toàn khi sống tại các tòa nhà và khu chung cư căn hộ.

 

 

Ban quản lý tòa nhà là gì? Khái niệm cơ bản cần nắm về ban quản lý tòa nhà?

 

Ban quản lý tòa nhà là gì? Khái niệm cơ bản cần nắm về ban quản lý tòa nhà?

 

Ban quản lý tòa nhà được hiểu là đội ngũ chuyên phụ trách điều hành và quản lý trực tiếp các hoạt động của một tòa nhà. Thông thường thì những hoạt động quản lý vận hành bất động sản sẽ được bao gồm việc thu các phí dịch vụ cần thiết, giám sát nhà thầu xây dựng và hoàn thành các bảng báo cáo,...

 

Chức năng nhiệm vụ chính của các ban quản lý tòa nhà là gì?

 

Chức năng nhiệm vụ chính của các ban quản lý tòa nhà là gì?

 

Quản lý tài chính và đưa ra những giải pháp tối ưu để sử dụng số tiền thu được từ các khoản phí của dân cư một cách hợp lý và minh bạch đem lại lợi ích chung cho mọi người.

Quản lý nhân sự thuộc các bộ phận nhóm ngành khách nhay trong ban quản lý tòa nhà nhằm đảm bảo cung cấp cho người dân những dịch vụ chăm sóc tốt nhất và luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết mọi khó khăn phát sinh.

Quản lý xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của người dân sinh sống tại tòa nhà để đem lại niềm vui và lợi ích cho cả hai bên.

Quản lý bảo trì và sửa chữa những sự cố phát sinh trong khu toàn nhà cũng như giám sát và theo dõi đảm bảo an toàn cho dân cư sinh sống và làm việc tại tòa nhà mà ban quản lý chịu trách nhiệm.

Xem thêm: Đơn vị chuyên dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà uy tín tại tphcm hiện nay

 

Công việc của ban quản lý tòa nhà bao gồm những nội dung gì?

 

Công việc của ban quản lý tòa nhà bao gồm những nội dung gì?

 

Mô tả công việc chính của các trưởng ban quản lý tòa nhà

Trưởng ban quản lý tòa nhà có quyền hạn cao nhất, là những cá nhân hoặc đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành mọi hoạt động của tòa nhà.

 

Mô tả công việc của đội ngũ nhân viên trực thuộc ban quản lý tòa nhà

Những nhân viên thuộc ban quản lý tòa nhà sẽ có nhiệm vụ công việc khác nhau tùy theo bộ phận mà mình làm việc. Thường thì những nhóm chuyên ngành chính khi là việc cho ban quản lý tại các tòa nhà là bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán, bộ phận hành chính, bộ phận kinh doanh, bộ phận chăm sóc khách hàng và các nhà thầu.

 

 

Mô hình làm việc của ban quản lý tòa nhà

 

Mô hình làm việc của ban quản lý tòa nhà

Dưới đây là danh sách các vị trí chức vụ của ban quản lý tòa nhà mà bạn đọc có thể tham khảo để nắm rõ hơn:

Đứng đầu là vị trí Giám đốc dự án của ban quản lý tòa nhà

Thứ hai là vị trí Phó giám đốc ban quản lý tòa nhà

Đội ngũ kỹ thuật viên của ban quản lý tòa nhà phụ trách công việc thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật nằm trong tòa nhà như là thang máy, điện, nước, máy lạnh và những công việc liên quan sửa chữa khác.

Đội ngũ các nhân viên hành chính nhân sự bao gồm như lễ tân, kế toán, nhân viên chăm sóc khách hàng và admin.

Ban quản lý an ninh nội bộ (thường thì chỉ có ở những dự án có quy mô lớn) sẽ thực hiện việc theo dõi tình hình an ninh thông qua hệ thống camera, phát hiện ra nguy cơ để cảnh báo và nhắc nhở các bộ phận khác hoàn thiện tốt hơn.

 

 

Nội quy ban quản lý tòa nhà chung cơ bản nhất

Nội quy ban quản lý tòa nhà chung cơ bản nhất

Nội quy được áp dụng tại nhiều khu chung cư tòa nhà thường gồm những nội dung cơ bản như sau:

Những quy định được áp dụng đối với chủ sở hữu, người sử dụng hoặc người tạm trú và khách ra vào các tòa nhà

Những hành vi tuyệt đối bị nghiêm cấm sử dụng trong phạm vi tòa nhà và những xử phạt thích đáng tương đương nhằm bảo vệ an toàn và an ninh cho dân cư.

Các quy định chung về dịch vụ sửa chữa các hư hỏng hay thay đổi thiết bị thuộc phần sở hữu riêng và xử lý khi gặp phải sự cố.

Quy định về việc đảm bảo công khai những thông tin có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng các tòa nhà hay chung cư.

Quy định cụ thể minh bạch về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và người sử dụng tòa nhà, chung cư.

Những quy định khác mang tính cá nhân tùy theo thực tính của khác nhau của mỗi tòa nhà.

 

Mẫu công văn gửi ban quản lý tòa nhà

 

Mẫu công văn gửi đến ban quản lý tòa nhà sẽ tùy theo mục đích mà có nội dung khác nhau nhưng nhìn chung đều có cùng hình thức sau:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ được viết căn giữa tờ đơn
  • Vị trí và ngày tháng năm
  • Tên đơn ví dụ như “ĐƠN PHẢN ÁNH”
  • Có mục Kính gửi điền tên ban quản lý tòa nhà nào, chủ đầu tư là ai,...
  • Giới thiệu thông tin cơ bản về bản thân như tên tuổi và địa chỉ đang ở
  • Trình bày lý do và mục đích viết đơn đến ban quản lý tòa nhà cần giải quyết
  • Kết đơn và ký, ghi rõ họ tên người viết đơn

 

Hỏi – đáp mọi thắc mắc về ban quản lý tòa nhà

 

Mọi thắc mắc hay cần giải quyết những sự cố khó khăn phát sinh nào thì dân cư tại mỗi tòa nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ ban quản lý tòa nhà để được giải đáp và hỗ trợ tốt nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết và cụ thể xoay hết về ban quản lý tòa nhà mà chúng tôi muốn gửi đến người đọc. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đọc có thể hiểu thêm về công việc này và có thái độ tích cực đến những người trong ban quản lý tòa nhà. 

 
icon home
icon phone
ic search
0901 90 88 90
icons8-exercise-96 chat-active-icon
Bạn cần hỗ trợ