Từ ngày 10/1/2021, Nghị định 136/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi. Nghị định này quy định chi tiết, sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy . Cùng bài viết tìm hiểu những quy định mới về pccc cho chung cư theo nghị định 136.
Quy định mới về PCCC cho chung cư theo nghị định 136
Quy chuẩn mới về PCCC đối với kiến trúc nhà chung cư
Nghị định 136 về pccc yêu cầu căn hộ chung cư phải có tối thiểu một phòng ở, một khu vệ sinh. Diện tích sử dụng tối thiểu của một căn chung cư là 25m². Đối với dự án nhà ở thương mại, yêu cầu tỷ lệ căn hộ có diện tích nhỏ hơn 45m² không vượt quá 25% tổng số căn hộ toàn dự án chung cư.
Căn hộ phải được chiếu sáng tự nhiên, qua hệ thống cửa sổ, giếng trời,... Căn hộ có từ 2 phòng ở trở lên được cho phép một phòng không có chiếu sáng tự nhiên. Phòng ngủ phải được thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên, diện tích sử dụng không nhỏ hơn 9m².
Nghị định 136 pccc cũng quy định đối với căn hộ lưu trú, diện tích sử dụng không được nhỏ hơn 25m². Đối với văn phòng kết hợp lưu trú, diện tích sử dụng phải trên 25m². Trong đó diện tích của khu vực làm việc được quy định tối thiểu 9m². Đồng thời không bố trí bếp trong văn phòng kết hợp lưu trú.
Nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 50m phải có họng nước chữa cháy ở mỗi tầng. Căn hộ xa nhất của tầng có cửa phải nằm trong phạm vi 45m tính từ họng nước chữa cháy…
Hệ thống vòi chữa cháy lắp đặt mỗi tầng
Hệ thống giao thông, cấp nước, liên lạc phục vụ chữa cháy, phương tiện cứu người,… phải bảo đảm về số lượng, chất lượng so với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an
Quy chuẩn về PCCC đối với hệ thống thang máy chung cư
Theo quy định mới về pccc cho chung cư theo nghị định 136, thang máy tại nhà chung cư phải đáp ứng đủ yêu cầu tiêu chuẩn.
-
Chung cư, chung cư hỗn hợp từ 5 tầng trở lên phải có tối thiểu 01 thang máy, từ 10 tầng trở lên phải có tối thiểu 02 thang máy. Đồng thời đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn an toàn.
-
Ngoài ra chung cư cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 200 người cư trú trong tòa nhà, không kể số người ở tầng trệt. Tính toán theo số căn hộ thì cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho mỗi 70 căn hộ.
-
Tải trọng nâng của 1 thang máy không được nhỏ hơn 450kg. Đối với nhà có một thang máy, tải trọng nâng tối thiểu của thang máy không được nhỏ hơn 630kg.
-
Về PCCC, đối với chung cư, chung cư hỗn hợp có chiều cao PCCC lớn hơn 50m, nhà có chiều sâu sàn tầng hầm lớn hơn 9m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu một thang máy. Thang này phải đáp ứng yêu cầu vận chuyển lực lượng cứu hộ, cứu nạn và phương tiện chữa cháy.
-
Thang máy phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt cửa, tích hợp bộ cứu hộ tự động và hệ thống liên lạc nội bộ từ cabin ra ngoài. Thang máy chỉ được hoạt động khi tất cả cửa thang đều đóng.
-
Chiều rộng thang máy chở người phải bố trí phù hợp theo tiêu chuẩn. Tải trọng, tốc độ của thang máy phải đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn được lựa chọn ngay từ khi bắt đầu đưa vào hoạt động.
Thang máy tại nhà chung cư phải đáp ứng đủ yêu cầu tiêu chuẩn
Gian đặt máy và thiết bị thang máy phải có lối lên xuống, thuận tiện ra vào, an toàn. Đồng thời không được bố trí trực tiếp trên căn hộ. Giếng thang máy phải đảm bảo yêu cầu về cách âm và chống ồn.
Quy định mới về pccc cho chung cư theo nghị định 136 còn yêu cầu không được bố trí bể nước trực tiếp trên giếng thang máy. Và không cho các đường ống cấp nước, nhiệt, gas đi qua giếng thang máy. Cuối cùng, thang máy phải đảm bảo việc sử dụng đối với người cao tuổi, người khuyết tật.
Hồ sơ quản lý hoạt động PCCC
Khi vận hành nhà chung cư, ban quản trị cần chú ý lập các mẫu hồ sơ pccc theo nghị định 136. Mẫu hồ sơ này bao gồm:
a) Nội quy, quy trình về phòng cháy và chữa cháy;
b) Văn bản thẩm duyệt, phê duyệt thiết kế, nghiệm thu về công tác pccc; bản cam kết đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về pccc; bản cam kết dự án, công trình đã được thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu về pccc;
c) Quyết định thành lập đội pccc của chung cư;
d) Phương án chữa cháy đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
đ) Biên bản kiểm tra an toàn và hồ sơ xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;
e) Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện và hoạt động của đội pccc, đội dân phòng; sổ theo dõi phương tiện và hệ thống pccc;
g) Hồ sơ chi tiết các vụ cháy, nổ.
Bài viết trên đã tóm gọn những quy định mới về công tác phòng cháy và chữa cháy đối với công trình chung cư. Hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về nghị định này, thực hiện đúng các quy định về PCCC.