Phí vận hành nhà chung cư bao nhiêu tiền theo quy định mới?

Vấn đề về phí vận hành nhà chung cư là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những cư dân đang và sẽ sinh sống tại chung cư. Bởi hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều về chi phí này. Vậy thì mức đóng mới là bao nhiêu và liệu có luật nào quy định về mức phí này không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

 

1. Phí Vận Hành Nhà Chung Cư Là Gì?

Phí vận hành nhà chung cư hay còn được biết đến với khái niệm phí quản lý chung cư. Đây là khoản phí mà người ở hay chủ sở hữu nhà, người thuê nhà chung cư cần phải đóng để chi trả cho các hoạt động vận hành nhà chung cư. Thường khoản phí này sẽ quy định đóng theo tháng, dựa trên diện tích của từng căn hộ chung cư. Đặc biệt, mức phí này cũng được quy định khá rõ ràng tại tại Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD.

 

 

2. Phí Vận Hành Quản Lý Chung Cư Dùng Để Làm Gì?

 

Phí vận hành nhà chung cư được ban quản trì tòa nhà sử dụng cho các mục đích như sau:

  • Dịch vụ an ninh, bảo vệ, hành chính: Các dịch vụ này giúp đảm bảo cho toàn bộ tòa nhà chung cư được an toàn tối đa. Bên cạnh đó, bộ phận lễ tân sẽ giúp tiếp nhận thông tin hay giải quyết các vấn đề về hành chính.
  • Dịch vụ vệ sinh: Phí vận hành nhà chung cư cũng chi trả cho hoạt động vệ sinh ở các khu vực chung của nhà chung cư như au dọn hành lang, thu gom rác thải, quét dọn nơi công cộng, diệt côn trùng…
  • Dịch vụ cây xanh: Trong toàn bộ tòa nhà thì việc chăm sóc cảnh quan, vườn hoa hay cây xanh trong khuôn viên cũng giúp cho cư dân có được môi trường sống tốt hơn. Chưa kể, còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ chung cư.
  • Bảo hành, bảo dưỡng: Chi phí vận hành này cũng sẽ chi trả cho các hoạt động như bơm nước, thang máy, đổ rác thải, hay phòng cháy chữa cháy.
  • Các hoạt động khác: Để vận hành một tòa nhà chung cư thì chắc chắn có khá nhiều hoạt động đi kèm. Do đó, chi phí này cũng sẽ sử dụng ở các hạng mục cần thiết để giúp cho quá trình vận hành nhà chung cư được đảm bảo tốt nhất.

 

3. Phí Vận Hành Nhà Chung Cư Tính Theo Diện Tích Nào?

 

Tại Điều 30 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD thì diện tích căn hộ để tính phí vận hành nhà chung cư mà chủ sở hữu phải đóng đã được quy định khá rõ ràng và chi tiết:

Theo đó, diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành được quy định như sau:

  • Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích ghi trong Giấy chứng nhận;
  • Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu (diện tích thông thủy được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 của Luật Nhà ở); diện tích này được xác định trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc xác định theo thực tế."

 

4. Phí Vận Hành Nhà Chung Cư Tính Bao Nhiêu?

 

Với nhà chung cư thuộc sở hữu Nhà nước thì việc thu phí vận hành sẽ dựa trên giá dịch vụ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 106 của Luật Nhà ở.

Khung giá dịch vụ quản lý chung cư thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn Hà Nội:

  • Nhà chung cư không có thang máy: 700 – 5000 đồng/m2/tháng
  • Nhà chung cư có thang máy: 1.200 – 16.500 đồng/m2/tháng

Khung giá dịch vụ quản lý chung cư thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TPHCM

  • Nhà chung cư không có thang máy: 500 – 3000 đồng/m2/tháng
  • Nhà chung cư có thang máy: 1.500 – 6.000 đồng/m2/tháng

 

 

Mức giá trên chưa bao gồm các dịch vụ cộng thêm như bể bơi, tắm hơi, sân tennis, internet, truyền hình cáp và các dịch vụ khác cũng như thuế giá trị gia tăng (nếu có). Mức phí này cũng có phạm vi điều chỉnh dựa trên quy mô, tính chất của tòa nhà chung cư. Nhìn chung thì còn tùy thuộc vào tiện ích bên trong của mỗi tòa nhà chung cư mà chủ đầu tư hay ban quản trì đưa ra phí vận hành nhà chung cư phù hợp.

Để có thể thỏa thuận được mức phí này thì các chủ đầu tư khi ký HĐ mua bán cũng sẽ có phụ lục đính kèm các khoản phí vận hành cần phải đóng. Trong trường hợp chủ đầu tư chưa đưa ra thì ban quản trị sẽ tiến hành các cuộc họp và thống nhất mức giá này. Tuy nhiên cũng dựa trên quy định và sự đồng thuận của cư dân. Như vậy, tùy vào diện tích và đơn giá quy định mà một căn hộ sẽ phải đóng từ 300.000 đồng đến vài triệu đồng mỗi tháng.

 

5. Phí Quản Lý Chung Cư Có Chịu Thuế GTGT Không?

 

Theo quy định hiện hành, phí quản lý căn hộ chung cư phải chịu thuế giá trị gia tăng là 10%. Trong đó, Ban quản lý chung cư là chủ thể thu và tính thuế, sau đó nộp lại theo quy định của pháp luật. Khi đóng thuế giá trị gia tăng, chủ căn hộ nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ nhận được hóa đơn theo quy định. Do đó khi đóng các khoản phí vận hành nhà chung cư thì cư dân sẽ tính thêm 10% thuế này.

 

6. Sự Khác Biệt Giữa Phí Quản Lý Chung Cư Và Phí Bảo Trì Chung Cư?

 

Nhiều người khi mua chung cư thường bị nhầm lẫn giữa 2 khoản phí. Đó là phí bảo trì chung cư và phí vận hành nhà chung cư. Theo đó thì phí quản lý vận hành chung cư là khoản phí thường đóng theo tháng để dùng cho việc quản lý các tiện ích chung của chung cư. Còn phí bảo trì thì là khoản phí 2% đóng cùng với lúc bàn giao nhà để bảo trì định kỳ các hạng mục về cơ sở vật chất của tòa nhà.

Ngoài phí quản lý chung cư thì chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ cũng cần quan tâm đến các khoản chi phí khác như phí trông giữ xe, giá điện nước….

 

 

7. Có Nên Sử Dụng Đơn Vị Vận Hành Quản Lý Chung Cư Không?

 

Thực tế có thể thấy rằng việc thu phí vận hành nhà chung cư đã được quy định khá rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chủ đầu tư thu nhưng sử dụng không đúng; hoặc thiếu sự minh bạch công khai. Vì vậy, vấn đề này gặp nhiều ý kiến trái chiều là nên nộp hay không.

Để hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải về việc sử dụng phí quản lý, khách hàng nên tìm hiểu kỹ về đơn vị đầu tư, cũng như đơn vị quản lý vận hành dự án chung cư mà mình sắp mua để có những quyết định sáng suốt nhất.

Bên cạnh việc tìm hiểu của khách hàng thì từ phía chủ đầu tư cũng nên giao cho một đơn vị có khả năng quản lý, hoạch định việc sử dụng chi phí này một cách khoa học nhất. Đó là lý do mà hiện nay nhiều chủ đầu tư có xu hướng sử dụng đơn vị vận hành quản lý chuyên nghiệp. Trong đó, công ty Pots chính là giải pháp hiệu quả, an toàn, hạn chế tối đa các mâu thuẫn phát sinh, chủ đầu tư có thể an tâm hơn về dự án bất động sản của mình, cư dân cũng an tâm hơn khi sống tại đây.

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về phí vận hành nhà chung cư có nên đóng không và mức đóng bao nhiêu. Mỗi chung cư sẽ có mức phí này riêng biệt tùy thuộc vào từng quy mô tính chất. Do đó, trước khi sinh sống tại chung cư bạn cũng nên tìm hiểu các mức phí cần đóng nhé. Điều này đảm bảo việc bạn có kiến thức đúng để tránh phát sinh những hiểu lầm không đáng có.

icon home
icon phone
ic search
0901 90 88 90
icons8-exercise-96 chat-active-icon
Bạn cần hỗ trợ