Phí bảo trì tòa nhà chung cư là một trong những loại phí gần như bắt buộc đối với người mua hoặc cư dân sinh sống tại chung cư. Điều này cũng được quy định rõ ràng về mức phí cần đóng, mục đích sử dụng cũng như trách nhiệm của mỗi bên. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Phí bảo trì tòa nhà chung cư là gì?
Nhiều người vẫn thắc mắc không biết phí bảo trì chung cư là phí do chủ đầu tư tự ý đưa ra hay có quy định của pháp luật hay không. Bởi khi mua hay thuê ở chung cư người mua/người thuê bắt gặp nhiều loại phí mà không phải ai cũng hiểu rõ; đó là lý do mà bạn nên tìm hiểu kỹ các loại chi phí này trước khi quyết định mua chung cư nhé.
Theo Quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì phí bảo trì chung cư là một khoản phí có mục đích sử dụng là bảo trì các hạng mục thuộc sở hữu chung của tòa nhà.
Bởi vì do đặc thù các các chung cư đó là ngoài phần các căn hộ là thuộc sở hữu riêng thì còn các các diện tích thuộc sở hữu chung bao gồm hành lang, hầm đỗ xe, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy phát điện, hệ thống chiếu sáng… Trong suốt quá trình sử dụng các hạng mục này cần phải bảo trì, sửa chữa hoặc bảo dưỡng định kỳ để giúp cho hoạt động ổn định. Do đó, phí bảo trì tòa nhà chung cư được quy trình để chi trả cho các hạng mục này.
Quy định pháp luật về phí bảo trì tòa nhà chung cư
Theo điều 108 Luật Nhà ở năm 2014 (Luật Nhà ở) và điểm b khoản 1 Điều 3 Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký giữa chủ đầu tư (CĐT) và người mua căn hộ kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BXD, quy định rõ ràng về mức phí này như sau:
- Thứ nhất, toàn bộ người mua hoặc thuê nhà phải trích 2% giá trị căn hộ hoặc theo diện tích trong hợp đồng để đóng vào phần bảo trì các khu vực sở hữu chung của tòa nhà chung cư.
- Thứ hai, thời điểm đóng khoản phí này là khi nhận bàn giao căn hộ và cũng được quy định rõ ràng trong hợp đồng thuê/mua.
- Thứ ba, chủ sở hữu cũng cần phải đóng thêm khoản bảo trì chi phí cho phần sở hữu riêng thuộc căn hộ của mình.
Ai là người cần đóng phí bảo trì tòa nhà
Phí bảo trì tòa nhà chung cư theo quy định của pháp luật thì có 3 đối tượng cụ thể như sau:
- Cư dân: Cư dân chính là những người đang sinh sống trong tòa nhà. Do đó, họ có trách nhiệm cải thiện, bảo trì cũng như nâng cấp hiện trạng của tòa nhà. Điều này cũng giúp họ đảm bảo được sự an toàn của bản thân cũng như toàn bộ chung cư.
- Chủ đầu tư: Không chỉ cư dân sinh sống tại tòa nhà mà bản thân chủ đầu tư cũng phải có trách nhiệm đóng khoản phí bảo trì tòa nhà chung cư đối với phần dịch tích mà họ cho thuê hoặc bán. Khoản phí này sẽ được tình vào tiền mua bán trong hợp đồng hoặc theo thỏa thuận khác của 2 bên. Đối với những căn hộ chưa bán hoặc chưa có chủ sở hữu thì chủ đầu tư sẽ là người buộc phải đóng khoản phí này.
- Chủ sở hữu nhà chung cư: Trong trường hợp nếu như phí bảo trì chung cư không đủ để thực hiện các phần bảo trì của phần diện tích sở hữu chung. Thì chủ sở hữu nhà chung cư sẽ đóng góp thêm kinh phí tương đương với phần diện tích mà họ sở hữu. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Tùy theo từng chung cư mà ban quản trị sẽ có cuộc họp để thống nhất các mức phí cần đóng.
Thời điểm nộp phí bảo trì chung cư
Theo quy định rõ trong điều 108 luật Nhà ở thì người thuê và mua căn hộ sẽ phải đóng chi phí bảo trì tòa nhà chung cư khi nhận bàn giao. Về phần chủ sở hữu nhà chung cư, chưa có quy định cụ thể về thời điểm nộp phí bảo trì chung cư đối với đối tượng này.
Phí bảo trì chung cư được sử dụng như thế nào?
Phí bảo trì căn hộ nhà chung cư sẽ do quản trị quản lý theo quy định của nhà nước. Phí bảo trì tòa nhà chung cư được sử dụng để phục vụ cho hoạt động chung trong khu chung cư gồm:
- Thang máy,
- Hệ thống điện nước,
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Thiết bị trong phòng cháy chữa cháy,
- Xử lý các vấn đề tắc nghẽn cống thoát nước, chất thải sinh hoạt
- Các vấn đề theo thỏa thuận được nêu rõ trong trường hợp đồng mua bán căn hộ hoặc theo quy định của nhà nước về nhà ở.
Phân biệt phí bảo trì tòa nhà chung cư và phí quản lý chung cư
Nhiều người sở hữu hoặc cư dân sinh sống tại một số tòa nhà chung cư sẽ khó phân biệt 2 loại chi phí này. Trên thực tế thì 2 loại phí này có mục đích sử dụng khác nhau; cũng như mức phí cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn chưa phân biệt được thì có thể tham khảo thông tin dưới đây nhé.
Phí bảo trì chung cư
Thông thường phí bảo trì chung cư sẽ được tính bằng 2% giá bán căn hộ (mức giá này sẽ chưa bao gồm thuế GTGT). Và theo quy định thì bên mua có nghĩa vụ đóng khoản phí này vào thời điểm giao nhà để phục vụ cho các hoạt động bảo trì phần diện tích sở hữu chung bên trong tòa nhà.
Phí quản lý và vận hành chung cư
Là chi phí được đóng theo tháng của bên mua hoặc bên ở tại chung cư. Mức phí này bên mua phải thanh toán cho đơn vị quản lý chung cư để thực hiện các dịch vụ như sau:
- Quản lý và vận hành bất động sản, thiết bị, tài sản và nhưng cơ sơ hạ tầng chung khác;
- Thanh toan lương, chi phí hành chính và dịch vụ quản lý;
- Dịch vụ an ninh;
- Thu rác;
- Tiêu diệt côn trùng gây hại;
- Bảo hiểm;
- Duy trì cảnh quan và trông nom nhà.
- Phí Quản lý và Vận hành có thể được điều chỉnh theo chỉ số lạm phat hàng năm và do Ban Quản
- trị quyết định.
Tùy theo mỗi chủ đầu tư cũng như quy mô từng loại tòa nhà chung cư mà phí bảo trì tòa nhà chung cư cũng như phí quản lý sẽ được quy định mức đóng khác nhau. Nhưng tóm lại thì các mức phí này đều nhằm mục đích là giúp tòa nhà được vận hành một cách tốt nhất. Đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi, đem lại môi trường sống ổn định cho cư dân cũng như người sở hữu.
Ngoài ra, yếu tố vận hành cũng rất quan trọng để giúp khách hàng an tâm. Do đó, nếu như bạn đang có các tòa nhà, hay trung tâm thương mại cần vận hành thì nên chọn đơn vị uy tín, chuyên nghiệp để giúp nâng cao thương hiệu của tòa nhà. Nếu đang tìm kiếm một đơn vị như vậy thì có thể tham khảo POTS; với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận hành, khai thác và quản lý các sản phẩm về tòa nhà, chung cư hay bất động sản khác. POTS tự hào là nơi mang đến cho khách hàng những dịch vụ cao cấp theo tiêu chuẩn quốc tế.
Mỗi đơn vị quản lý vận hành cũng như chủ đầu tư sẽ có những quy định khác nhau liên quan đến việc vận hành tòa nhà. Tuy nhiên các khoản phí bảo trì tòa nhà chung cư gần như là cố định đã được quy định rõ ràng trong luật Nhà ở. Vì vậy, bất kỳ ai trước khi mua chung cư cũng nên tìm hiểu kỹ các loại thuế phí rõ ràng để tránh các trường hợp phát sinh vấn đề nhé. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích dành cho bạn