Phí quản lý vận hành nhà chung cư là một trong những nghĩa vụ của cư dân hay người sở hữu chung cư bắt buộc phải chi trả. Tuy nhiên, chi phí này được quy định như thế nào; sử dụng cho mục đích gì và được tính như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.
Phí quản lý vận hành nhà chung cư là gì?
Phí quản lý vận hành chung cư là khoản tiền mà các cư dân hay người sử dụng chung cư đóng hàng tháng để phục vụ cho các hoạt động chung và riêng trong mỗi tòa nhà. Theo đó, các chi phí này sẽ được quy định rõ ràng, minh bạch đối với cư dân trước khi vào sinh sống hay làm việc tại tòa chung cư. Đơn vị quản lý vận hành sẽ chịu trách nhiệm thu và sử dụng, cũng như báo cáo nguồn tiền này trước ban quản trị và trước cộng đồng cư dân của chung cư.
Mức phí này được quy định rõ tại Điều 31 và Điều 10 Thông tư số 02/2016/TT-BXD:
- Đối tượng: Các chủ sở hữu nhà chung cư đóng phí hàng tháng hoặc định kỳ cho đơn vị quản lý vận hành để thực hiện các công việc khác nhau giúp duy trì hoạt động của tòa chung cư ổn định.
- Hạng mục: Bảo trì thường xuyên các hệ thống kỹ thuật trong chung cư như thang máy, máy phát điện, hệ thống báo cháy, các dịch vụ bổ sung về an ninh, vệ sinh, cảnh quan được cung cấp trong khuôn viên của căn hộ...
Phí quản lý chung cư có tác dụng gì?
Hiện nay, chi phí quản lý vận hành nhà chung cư được quy định rất rõ ràng tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Phí này sẽ được sử dụng cho các mục đích khác nhau như:
- Chi phí bảo trì, kiểm soát các hệ thống, thiết bị trong tòa nhà như thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy phát điện, thiết bị dự phòng,...
- Phí dịch vụ tòa nhà: Phí bảo tồn, phí vệ sinh, phí chăm sóc cây cối và môi trường...
- Thanh toán phí quản lý tòa nhà do bộ phận quản lý thu.
Thời gian thu phí dịch vụ quản lý chung cư
Theo quy định cụ thể tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD thì khoản phí này sẽ được thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư và được nộp theo định kỳ hàng tháng hoặc kỳ hạn cụ thể tùy thuộc vào từng tòa nhà.
Phí quản lý vận hành nhà chung cư là bao nhiêu?
Việc áp dụng phí quản lý vận hành nhà chung cư thông thường sẽ do UBND các tỉnh thành ra quyết định cho mỗi tỉnh, thành phố đó. Theo đó thì sẽ không có mức giá chung áp dụng cho toàn bộ chung cư trên cả nước. Bên cạnh đó, mức phí này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau; ví dụ quy mô tòa nhà, tiện ích bao gồm hay vị trí và chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó, các phí quản lý vận hành nhà chung cư cũng chưa bao gồm các tiện ích gia tăng như bể bơi, đổ xe hay các chi phí mà từng hộ dân sử dụng riêng (internet, điện, nước).
Thông thường khung giá được áp dụng trong mỗi thành phố sẽ quy định mức trần và mức sàn; đây cũng là tiêu chuẩn để các đơn vị chủ đầu tư sử dụng để áp dụng chi phí quản lý ở mỗi tòa nhà của mình.
Cách tính phí dịch vụ quản lý tòa nhà chung cư
Căn cứ theo Điều 31, Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, phí dịch vụ quản lý tòa nhà chung cư được tính dựa trên công thức sau:
Phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư = Giá dịch vụ quản lý vận hành tính trên mỗi mét vuông (m2) x Diện tích sử dụng (m2)
Ví dụ cụ thể cách tính phí dịch vụ quản lý tòa nhà chung cư:
- Giá dịch vụ quản lý vận hành tính trên mỗi mét vuông (m2): 7.000 đồng/m2/tháng. Có diện tích sử dụng: 80 m2. Thì phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư sẽ được tính là 7.000 x 80 = 560.000 đồng/tháng.
Nguyên tắc hoạt động của phí quản lý chung cư
Mỗi tòa nhà hay căn hộ chung cư đều có những mức phí khác nhau cũng như có quy định khác nhau. Tuy nhiên về nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của phí quản lý vận hành nhà chung cư cũng cần tuân thủ như sau:
- Định kỳ đóng chi phí chung sẽ được quy định theo tháng hoặc theo kỳ tùy theo từng chung cư. Bên cạnh đó, nếu chung cư đã có sổ hồng thì diện tích tính phí này sẽ tính theo diện tích được ghi trên đó.
- Phí quản lý cũng được minh bạch và thỏa thuận trong hợp đồng mua bán với đơn vị quản lý. hợp chung cư do Nhà nước quản lý thì giá dịch vụ thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Việc chi phí quản lý phải dựa trên thỏa thuận trước đó giữa chủ đầu tư và khách hàng mua căn hộ. Số tiền này được sử dụng đúng mục đích và minh bạch; đồng thời có báo cáo đầy đủ theo định kỳ.
- Phí quản lý chung cư chưa bao gồm các khoản phí như phí gửi xe, điện, nước
Các vấn đề về chi phí quản lý chung cư hiện nay
Quy định về phí quản lý chung cư hiện nay như thế nào?
Việc thu chi phí quản lý này sẽ do đơn vị có thẩm quyền quy định của pháp luật được tiến hành thu. Bên cạnh đó, thì nguồn phí này cũng sẽ do cơ quan nhà nước cấp tỉnh/thành phố nơi có chung cư quản lý và sở hữu.
Phí quản lý chung cư có tính theo diện tích không?
Phí quản lý được tính trên một mét vuông (m2) diện tích thực trong căn hộ đã qua sở hữu. Trong đó, diện tích thực bao gồm diện tích tường ngăn và nội thất căn hộ, diện tích ban công nhưng không bao gồm tường căn hộ, tường ngăn.
Phí quản lý nhà chung cư có bị tính thuế giá trị gia tăng không?
Phí quản lý nhà chung cư là một trong những loại phí đã tính 10% VAT. Như vậy, thì khi ban quản lý thu sẽ bao gồm cả mức thuế này và người nộp sẽ được nhận hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Để quản lý được khoản phí vận hành nhà chung cư thì tốt nhất bạn nên chọn đơn vị uy tín, chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm làm đơn vị quản lý vận hành tòa nhà. Bởi nếu quản lý tốt phần chi phí này sẽ giúp tòa nhà hoạt động ổn định và không có phát sinh các vấn đề xảy ra. Về mặt chủ đầu tư thì sẽ được lợi về việc tăng giá trị thương hiệu cho tòa nhà; không phải mất thời gian hay công sức đi xử lý các vấn đề của cư dân. Còn về mặt cư dân sẽ được lợi bởi được sống trong một không gian được chăm sóc tốt, tòa nhà luôn lắng nghe giải quyết các vấn đề nếu có. Từ đó có một môi trường lành mạnh để sinh sống, học tập và làm việc.
Vậy thì đâu là một đơn vị có thể giúp bạn có được những giá trị đó. Nếu bạn đang tìm kiểm thì có thể tham khảo POTS Việt Nam. Là đơn vị có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, vận hành các tòa nhà chung cư, văn phòng và trung tâm thương mại. Sở hữu đội ngũ có chuyên môn, nghiệp vụ cao từ đó luôn đảm bảo chất lượng quản lý tốt nhất. Chắc chắn sẽ mang lại cho chủ đầu tư và cư dân sự hài lòng cao nhất.
Trên đây là những thông tin về phí quản lý vận hành nhà chung cư; qua bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu được về chi phí này được đóng như thế nào; đóng cho ai và dùng để làm gì. Tóm lại thì việc đóng chi phí này hoàn toàn là quyền lợi và trách nhiệm của cư dân để giúp cho cư dân của mỗi tòa nhà có được một môi trường sống tốt nhất.