Chi phí quản lý chung cư là một trong những khoản phí mà bất kỳ cư dân nào sinh sống tại chung cư cũng đặc biệt quan tâm. Vậy thì chi phí này sẽ được quy định ở đâu; cách tính cũng như mục đích sử dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật các thông tin này qua bài viết dưới đây nhé.
Quy định về chi phí quản lý chung cư
Nhiều người thường cho rằng việc thu chi phí quản lý chung cư đều là tự phát do đơn vị quản lý quyết định. Nhưng trên thực tế thì phần chi này đều được quy định trong Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.
Bên cạnh đó, các quy định cụ thể về việc tính toán và quản lý chi phí quản lý chung cư cũng được ghi nhận trong quy chế hoặc hợp đồng quản lý tòa nhà chung cư, được ký kết giữa chủ đầu tư và các bên liên quan như Ban quản lý, đơn vị quản lý, cư dân và các tổ chức khác.
Như vậy tất cả các chi phí quản lý chung cư đều được quy định theo Luật Nhà ở. Đặc biệt cũng được thống nhất giữa chủ đầu tư và cư dân trước khi sinh sống và làm việc tài tòa nhà.
>> Xem thêm: Quy trình bảo trì kỹ thuật toà nhà toàn diện và hiệu quả tại POTS

Chi phí quản lý chung cư bao gồm chi phí nào?
Tùy theo diện tích cũng như quy mô cũng như các dịch vụ được cung cấp bên trong tòa nhà để có mức phí phù hợp. Tuy nhiên, một số chi phí thường gặp khi quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm:
- Chi phí nhân viên: Nhân viên có thể là nhân viên vệ sinh, bảo vệ hoặc các nhân sự hỗ trợ cho hoạt động của tòa nhà. Chi phí này bao gồm chi phí tiền lương, bảo hiểm hay các khoản khác.
- Chi phí điện, nước và vệ sinh: Chi phí này liên quan đến việc duy trì các tiện ích công cộng của tòa nhà, bao gồm cung cấp điện, nước, chi phí vệ sinh, bảo trì các thiết bị điện, nước và vệ sinh.
- Chi phí bảo trì và sửa chữa: Chi phí này liên quan đến việc bảo trì và sửa chữa các thiết bị và khu vực công cộng trong tòa nhà, bao gồm hệ thống điện, nước, thang máy, cửa ra vào, hầm để xe, v.v.
- Chi phí quản lý và vận hành: Chi phí này liên quan đến việc quản lý và vận hành tòa nhà, bao gồm chi phí văn phòng, chi phí giám sát an ninh, chi phí quản lý hồ sơ, v.v.
>>> Xem thêm: Dịch vụ quản lý chung cư chuyên nghiệp và toàn diện
Yếu tố nào quyết định chi phí quản lý chung cư?
Như đã nói ở trên, không phải tòa nhà chung cư nào cũng có mức chi phí quản lý giống nhau. Tùy theo nhiều yếu tố mà chi phí này cũng có sự khác nhau nhất định. Các yếu tố này bao gồm:
Quy mô tòa nhà: Các tòa nhà lớn có quy mô nhiều tầng hoặc nhiều căn hộ thì chi phí vận hành sẽ đòi hỏi cao hơn. Bên cạnh đó, tòa nhà có quy mô rộng, các nguyên liệu sử dụng cao cấp hơn thì cũng đòi hỏi các chi phí về bảo trì, bảo dưỡng cũng nhiều hơn.
- Vị trí của tòa nhà: Trong bất động sản thì vị trí là yếu tố quyết định đến các mức giá cũng chi phí trong tòa nhà. Ở các tòa nhà có vị trí đắc địa, nằm gần trung tâm thành phố hay các tiện ích khác. Thì chắc chắn mức chi phí quản lý vận hành nhà chung cư sẽ cao hơn các căn hộ có vị trí không đẹp bằng.
- Tiện ích và dịch vụ được cung cấp: Những tòa nhà có nhiều tiện ích và dịch vụ cao cấp và đa dạng hơn thường có chi phí vận hành cao hơn so với những tòa nhà chỉ có những tiện ích cơ bản.
- Công nghệ và thiết bị: Các thiết bị và công nghệ được sử dụng trong tòa nhà sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận hành. Các thiết bị tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại thường có giá thành cao hơn.
- Quản lý và sửa chữa: Chi phí quản lý và sửa chữa bao gồm chi phí tuyển dụng nhân viên, bảo hiểm, lương, thưởng, đào tạo,.. cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí vận hành tòa nhà.

—-> XEM THÊM: Mô hình quản lý tòa nhà chuyên nghiệp POTS
—-> XEM THÊM: Quy trình quản lý tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp POTS
Công thức tính chi phí quản lý chung cư
Hiện nay sẽ không có một công thức cụ thể chính xác để áp dụng cho tất cả các chung cư. Tuy nhiên, để tính chi phí thì có các phương pháp phổ biến như sau:
- Phương pháp tính theo diện tích căn hộ: Theo đó, thì chi phí quản lý sẽ tính theo diện tích căn hộ. Thông thường, chi phí trung bình cho mỗi căn hộ dao động từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng mỗi tháng. Ví dụ, nếu căn hộ có diện tích là 100m2 với mức phí quản lý là 10.000 đồng/tháng; thì chi phí sẽ rơi vào khoảng 1.000.000 đồng/tháng.
- Phương pháp tính theo số lượng cư dân: Mức phí quản lý có thể tính dựa trên số lượng cư dân trong tòa nhà. Ví dụ: nếu mức phí quản lý là 100.000 đồng mỗi tháng và tòa nhà có 100 cư dân, mỗi cư dân sẽ phải đóng 1.000 đồng mỗi tháng.
- Phương pháp tính theo dịch vụ và tiện ích: Chi phí quản lý cũng có thể được tính dựa trên dịch vụ và tiện ích như bảo trì, vệ sinh, bảo vệ, sửa chữa, vận hành thang máy và hệ thống an ninh. Tùy thuộc vào loại dịch vụ và tiện ích, mức phí quản lý có thể dao động từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng mỗi tháng.
Tuy nhiên, tất cả các phương pháp này cũng dựa trên tính tương đối. Tùy theo từng chung cư mà mức phí này sẽ được quy định rõ ràng minh bạch trong hợp đồng khi cư dân mua hoặc thuê căn hộ.
>>>> Xem thêm: Công ty quản lý chung cư chuyên nghiệp và toàn diện
Mục đích sử dụng của chi phí quản lý chung cư
Chi phí nhà chung cư nói chung sẽ dùng cho mục đích để đảm bảo toàn bộ chung cư được hoạt động ổn định và hiệu quả. Cụ thể, các mục đích sử dụng bao gồm:
- Quản lý và điều hành: Chi phí này được sử dụng để chi trả các khoản chi phí cho các hoạt động quản lý và điều hành của tòa nhà chung cư.
- Các dịch vụ tiện ích: Chi phí này được sử dụng để cung cấp các dịch vụ tiện ích cho cư dân như giặt là, phòng tập gym, hồ bơi, sân chơi cho trẻ em và các dịch vụ khác.
- Chi phí phát sinh khác: Chi phí này được sử dụng để trả các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình quản lý và vận hành chung cư, bao gồm các chi phí liên quan đến quản lý hợp đồng, phí thuê tài sản và các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động của tòa nhà chung cư.

Tại Việt Nam, đơn vị quản lý vận hành chung cư chuyên nghiệp có thể kể đến POTS. Là đơn vị trực thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên thừa hường nhiều lợi thế của một tập đoàn lớn. Sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm; bên cạnh đó là với sự tâm huyết trong việc quản lý vận hành các tòa nhà theo quy trình chuẩn quốc tế. Chính điều này đã tạo nên sự uy tín và giá trị thương hiệu trong nhiều năm hoạt động. Các tòa nhà do POTS vận hành quản lý đều luôn đạt được sự tín nhiệm và hài lòng cao tự khách hàng.
Hy vọng bạn sẽ có được thông tin hữu ích dành cho vấn đề mà mình đang quan tâm nhé. Nếu có nhu cầu về đơn vị quản lý chuyên nghiệp thì đừng quên liên hệ Pots để nhận được sự tư vấn chi tiết nhất.
POTS cung cấp dịch vụ quản lý chung cư chuyên nghiệp như thế nào?
POTS tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý chung cư chuyên nghiệp, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, bảo trì và chăm sóc cư dân. Quy trình dịch vụ của POTS được thực hiện theo các giai đoạn rõ ràng, đảm bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu khắt khe của chủ đầu tư và cư dân.
- Quy trình dịch vụ chuyên nghiệp: POTS cam kết mang đến dịch vụ quản lý chung cư với quy trình rõ ràng và chuẩn mực, bắt đầu từ việc khảo sát tình trạng tòa nhà, lên kế hoạch bảo trì, cho đến triển khai các hoạt động hàng ngày như vệ sinh, kiểm tra an ninh và giải quyết các khiếu nại.
- Các giai đoạn vận hành chuyên nghiệp: Dịch vụ quản lý chung cư của POTS được chia thành các giai đoạn vận hành cụ thể: Giai đoạn chuẩn bị, Giai đoạn vận hành, Giai đoạn đánh giá và cải tiến.
-
- Các gói dịch vụ linh hoạt và tối ưu hóa chi phí: POTS cung cấp các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu và đặc thù của từng tòa nhà, giúp chủ đầu tư tối ưu hóa chi phí vận hành mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Những dự án tiêu biểu của chúng tôi có thể được tham khảo, qua đó bạn sẽ thấy rõ năng lực và kết quả mà POTS đã đạt được trong các dự án quản lý chung cư.

Lý do nên chọn POTS để quản lý chung cư
- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, POTS sở hữu đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu sắc các vấn đề quản lý và vận hành chung cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết mọi vấn đề phát sinh của cư dân và chủ đầu tư.
- Dịch vụ tận tâm, giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề phát sinh: Chúng tôi hiểu rằng các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành chung cư cần được giải quyết kịp thời và hiệu quả. Đó là lý do POTS luôn có đội ngũ chuyên gia sẵn sàng phản hồi ngay lập tức và đưa ra các giải pháp tối ưu.
- Hỗ trợ liên tục và theo dõi hiệu quả quản lý tòa nhà: POTS cam kết cung cấp dịch vụ hỗ trợ liên tục, theo dõi sát sao mọi hoạt động của tòa nhà để đảm bảo không có bất kỳ vấn đề nào bị bỏ sót. Mỗi hoạt động đều được ghi chép chi tiết, từ đó giúp chủ đầu tư theo dõi và đánh giá hiệu quả công tác quản lý. Bạn có thể tham khảo minh chứng năng lực của POTS để thấy rõ năng lực và kết quả mà chúng tôi đã đạt được trong các dự án quản lý chung cư.
POTS không chỉ là đối tác quản lý chung cư, mà còn là người đồng hành giúp chủ đầu tư tối ưu hóa chi phí, nâng cao chất lượng sống cho cư dân và duy trì sự phát triển bền vững của các tòa nhà chung cư.
—-> XEM THÊM: Mô hình quản lý tòa nhà chuyên nghiệp POTS
—-> XEM THÊM: Quy trình quản lý tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp POTS
Liên hệ với POTS
Địa chỉ: Unit 209-211, Lầu 2, Tòa nhà PetroVietnam, Số 1 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM, Việt Nam
Hotline: 0901 90 88 90
Email: [email protected]
Website: Pots.vn
Blogspot: Pots
Pinterest: Pots
Tumblr: Pots
Facebook: Pots