Cách tính phí dịch vụ chung cư dù là vấn đề không hề mới; tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về cách tính cũng như các vấn đề xung quanh vấn đề này. Hãy cùng chúng tôi điểm danh 10 câu hỏi thường gặp của khách hàng qua bài viết dưới đây nhé.
1. Phí dịch vụ chung cư là gì?
Phí dịch vụ chung cư là khoản chi phí ở chung cư mỗi tháng mà chủ sở hữu nhà, người thuê nhà phải đóng để ban quản trị tòa nhà chi trả cho các hoạt động vận hành nhà chung cư. Khoản phí này được quy định chi tiết tại Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Bên cạnh đó, các khoản phí này cũng được nêu rõ và thống nhất trước trong các hợp đồng mua bán hay thuê căn hộ ở mỗi tòa chung cư.
2. Cách tính phí dịch vụ chung cư như thế nào?
Việc tính phí dịch vụ chung cư cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nó phụ thuộc vào các vấn đề như khu vực, ví trí, quy mô của mỗi tòa nhà. Tuy nhiên, thông thường cách tính phí dịch vụ chung cư được tính theo diện tích của mỗi căn hộ (tính trên m2) sử dụng. Mức phí này cũng được thống nhất trước với cư dân. Để tính mức phí này thường sẽ có các bước như sau:
- Xác định diện tích sử dụng của căn hộ: Bạn cần xác định diện tích sử dụng của căn hộ của bạn, bao gồm diện tích của phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp và phòng tắm.
- Xác định giá trị phí dịch vụ chung cư: Bạn có thể xem các bảng giá phí dịch vụ chung cư của tòa nhà hoặc liên hệ với quản lý tòa nhà để biết giá cụ thể.
- Tính toán tổng chi phí: Bạn có thể tính tổng chi phí bằng cách nhân diện tích sử dụng của căn hộ với giá phí dịch vụ chung cư.
Ví dụ một trường hợp thực tế: Nếu như chi phí dịch vụ chung cư được quy định là 5.000 đồng/m2/tháng. Bạn đang ở căn hộ có tổng diện tích là 60m2. Thì cách tính phí dịch vụ chung cư mỗi tháng sẽ là: 5.000x60 = 300.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, các khoản phí khác như phí bảo trì thang máy, hệ thống an ninh, sân chơi, khuôn viên cũng được tính riêng và có thể được phân chia đều hoặc chia theo tỷ lệ diện tích sử dụng của mỗi căn hộ. Do đó tùy theo mỗi loại hình căn hộ mà mỗi tháng cư dân sẽ đóng thêm các khoản ngoài phí dịch vụ chung cư theo công thức đã tính ở trên.
3. Phí dịch vụ chung cư để làm gì?
Phí dịch vụ chung cư giúp cho ban quản trị có thể duy trì hoạt động của tòa nhà luôn trong trạng thái tốt nhất. Theo đó, chi phí này sẽ dùng với mục đích như sau:
- Chi phí an ninh, bảo vệ bao gồm các vấn đề về an ninh, lễ tân, bảo vệ của toàn bộ tòa nhà.
- Chi phí vệ sinh, bao gồm nhân viên lau dọn hành lang, thu gom rác thải hoặc vệ sinh dọn dẹp nơi công cộng của tòa nhà.
- Chi phí chăm sóc cảnh quan của tòa nhà như cây xanh, công viên, vườn hoa bên trong tòa chung cư.
- Chi trả cho hoạt động vận hành, bảo dưỡng các tiện ích chung như máy bơm nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, thang máy…
- Ngoài ra còn có các khoản chi phí duy trì hoạt động khác; tùy theo tình trạng của từng tòa nhà.
4. Chi phí quản lý vận hành nhà chung cư là bao nhiêu?
Về mức cũng như cách tính phí dịch vụ chung cư sẽ được quy định ở mỗi địa phương có dự án. Vì vậy, mỗi địa phương cũng có quy định về mức phí này theo khung giá trần và sàn khác nhau. Do đó, mỗi loại hình chung cư sẽ có mức phí khác nhau. Một số loại hình chung cư có các mức phí khác nhau như chung cư nhà nước; chung cư cao cấp hay chung cư xã hội…
5. Quy định phí quản lý nhà chung cư hiện nay như thế nào?
Hiện nay, đơn vị thu phí dịch vụ chung cư sẽ được quy định là đơn vị có thẩm quyền. Và đơn vị này cũng chịu trách nhiệm quản lý và thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước cấp tỉnh/ thành nơi có chung cư. Vì vậy, tất cả các khoản chi phí này đều được đảm bảo minh bạch rõ ràng và được báo cáo thường niên như các khoản phí khác.
6. Mức phí quản lý chung cư được tính theo diện tích nào?
Mức phí quản lý được tính theo mỗi mét vuông (m2) của diện tích thông thủy trong căn hộ chung cư được sử dụng. Trong đó, diện tích thông thủy bao gồm cả tường ngăn và các phần bên trong căn hộ, diện tích ban công nhưng không tính phần tường bao, tường phân chia căn hộ.
7. Phí quản lý tòa nhà chung cư có phải chịu thuế GTGT không?
Phí quản lý tòa nhà chung cư là một trong các khoản phí phải chịu thuế giá trị gia tăng là 10%. Ban quản lý chung cư sẽ là chủ thể thu và tính thuế để nộp theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó, Ban quản lý chung cư là chủ thể thu và tính thuế, sau đó nộp lại theo quy định của pháp luật. Khi đóng thuế giá trị gia tăng, chủ căn hộ nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ nhận được hóa đơn theo quy định.
8. Phí dịch vụ chung cư và phí bảo trì chung cư khác nhau ở điểm nào?
Phí bảo trì là khoản phí được thu theo quy định là 2% trên giá bán căn hộ. Và chi phí bảo trì sẽ thường được đóng vào lúc nhận bàn giao căn hộ; chi phí này cũng được thu 1 lần, nếu có phát sinh tùy theo trường hợp mà ban quản lý vận hành tòa nhà quyết định thu thêm hay không.
Còn phí dịch vụ chung cư là một khoản chi phí riêng để đơn vị quản lý vận hành giúp điều hành các hoạt động thường xuyên của tòa nhà. Do đó, cách tính phí dịch vụ chung cư cũng được tính toán theo công thức và quy định khác với phí bảo trì.
9. Thời gian thu phí dịch vụ quản lý nhà chung cư
Thời gian thu phí dịch vụ quản lý đã được quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Theo đó, chi phí này sẽ được thu theo thỏa thuận của chủ sở hữu và người sử dụng chung cư trên cơ sở của pháp luật. Ngoài ra, người sử dụng chung cư cũng phải có nghĩa vụ đóng các chi phí để bảo trì và vận hành chung cư theo quy định cho bộ phận quản lý của chung cư.
10. Đơn vị quản lý vận hành chung cư nào uy tín hiện nay?
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư uy tín; đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư và luôn làm hài lòng cư dân khi sinh sống tại tòa nhà chung cư. Thì POTS chính là đơn vị mà bạn có thể tin tưởng để lựa chọn.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý vận hành nhiều loại hình bất động sản; đội ngũ Pots đã mang đến nhiều dịch vụ chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và nghiệp vụ tốt nhất. Mang lại được lợi ích cho chủ đầu tư và sự hài lòng cao từ khách hàng sử dụng.
Với 9 câu hỏi trên đây cũng là 10 vấn đề mà nhiều người thường xuyên thắc mắc về cách tính phí dịch vụ chung cư cũng như quy định liên quan đến khoản phí này. Hy vọng rằng, các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khoản tiền mà mình cần đóng trước khi làm cư dân của tòa nhà chung cư.