Chi phí vận hành tòa nhà văn phòng để làm gì và cách tính?

Chi phí vận hành tòa nhà văn phòng là một khái niệm không còn mới; tuy nhiên để hiểu rõ về cách tính cũng như mục đích sử dụng chi phí này thì không phải ai cũng hiểu rõ được. Đó là lý do bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu tường tận về vấn đề này nhé.

 

Hiện nay, sự ra đời của các tòa nhà văn phòng hay trung tâm thương mại càng nhiều. Đặt ra một vấn đề là làm sao để quản lý các sản phẩm bất động sản này hiệu quả. Và liệu việc quản lý các loại hình này có cần tuân thủ theo những quy định hay không? Trong đó vấn đề về chi phí là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm.

 

1. Chi phí vận hành tòa nhà văn phòng là gì?

 

Một tòa nhà văn phòng muốn đảm bảo các hoạt động như vệ sinh, chăm sóc cây cối, không gian chung và đảm bảo an ninh trật tự thì chắc chắn phải có một bộ phận giúp vận hành. Và tất cả những hạng mục này cần luôn được chăm sóc, bảo dưỡng; và đó chính là lý do mà chi phí vận hành tòa nhà văn phòng ra đời.

Theo đó, có thể hiểu rằng; chi phí vận hành và quản lý tòa nhà văn phòng là khoản phí mà khách hàng phải trả cho bộ phận/ doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, vận hành tòa nhà. Đây cũng là khoản phí để duy trì tất cả các hoạt động vận hành tòa nhà kể trên. Và như vậy thì khi thanh toán khoản phí này thì cũng tương đương với việc các doanh nghiệp thuê hay người thuê sẽ được hưởng toàn bộ các dịch vụ trong tòa nhà. Điều này cũng sẽ giúp họ duy trì các hoạt động kinh doanh hay làm việc suôn sẻ nhất.

Hiện nay, chi phí vận hành này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường các tòa nhà văn phòng gần trung tâm, có nhiều tiện ích thì sẽ có chi phí cao hơn. Theo thống kê thì chi phí vận hành tòa nhà văn phòng thường giao động từ 1 USD - 8 USD/ m2/ tháng. Mức chi phí này cao hơn phí dịch vụ của các tòa chung cư (thường là 5 - 10 ngàn/ m2/ tháng).

 

2. Chi phí vận hành quản lý tòa nhà văn phòng để làm gì?

 

Ban quản lý tòa nhà văn phòng sẽ sử dụng khoản phí này cho nhiều hạng mục khác nhau; cụ thể có thể tham khảo các khoản mà chi phí này chi trả sẽ là:

  • Chi phí cho các tiện ích chung: Bao gồm các loại phí quản lý, bảo dưỡng cho khu vực vệ sinh chung, không gian hay các phí thu gom rác thải cho toàn bộ tòa nhà.
  • Chi phí cho hệ thống kỹ thuật chung hoặc riêng: Khi có sự cố xảy ra thì chi phí này sẽ giúp khắc phục được các vấn đề xảy ra.
  • Phí nâng cấp, trùng tu và sửa chữa hệ thống kỹ thuật như: điện, máy lạnh, hệ thống camera, hệ thống thang máy chuyển hàng,..
  • Chi phí dịch vụ lễ tân đứng tại sảnh chính của tòa nhà
  • Chi phí sân bãi, bảo vệ tòa nhà, trông xe, hỗ trợ các sự cố ngay khi cần thiết
  • Chi phí dọn dẹp vệ sinh văn phòng riêng
  • Chi phí phun thuốc phòng trừ côn trùng theo từng thời điểm
  • Chi phí tổ chức tiệc ăn uống tại quầy pantry,…

Về cơ bản thì chi phí vận hành tòa nhà văn phòng sẽ chi trả các khoản như đã liệt kê. Nhưng vẫn có nhiều tòa nhà có thểm một vài khoản chi phí khác, phụ thuộc vào quy mô của toà nhà cũng như nhu cầu của bên thuê văn phòng.

 

 

3. Cách tính chi phí vận hành tòa nhà văn phòng

 

Như đã nói ở trên, chi phí vận hành tòa nhà văn phòng không giống nhau ở bất kỳ tòa nhà nào. Mỗi trung tâm hay tòa nhà văn phòng sẽ có cách tính chi phí này riêng; tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, bạn có thể tham khảo các yếu tố như sau:

 

3.1. Quy mô tòa nhà

 

Có thể nói, quy mô tòa nhà là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính chi phí quản lý hay vận hành của bất kỳ sản phẩm bất động sản nào. Nếu tòa nhà đó có quy mô lớn; nhiều tầng, có thêm các tiện ích cảnh quan thì phần chi phí phát sinh về điện nước, chăm sóc cây xanh hay các phần tiện ích chung sẽ nhiều hơn.

 

3.2. Nhu cầu sử dụng

 

Mỗi doanh nghiệp thuê tòa nhà cũng sẽ có nhu cầu sử dụng theo mục đích của mình. Có những doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều tiện ích hơn; hoặc sử dụng các tiện ích không bao gồm trong gói quản lý chung. Điều này cũng bắt buộc phải trả thêm các chi phí phát sinh theo yêu cầu đó.

Để phù hợp hơn với mục đích nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp thuê. Thông thường thì ban quản lý tòa nhà sẽ phân thành 2 loại phí đó là phí quản lý bắt buộc và không bắt buộc.

 

3.3. Diện tích thuê

 

Diện tích thuê văn phòng chính là yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến chi phí quản lý tòa nhà. Với các đơn vị thuê văn phòng diện tích lớn thì sẽ phải chi phí cao hơn so với các đơn vị thuê văn phòng diện tích nhỏ.

 

 

3.4. Khu vực của tòa nhà văn phòng

 

Tùy theo tòa nhà văn phòng nằm ở vị trí nào trong khu vực thì sẽ có chi phí vận hành tòa nhà văn phòng khác nhau. Ở các vị trí trung tâm, giao thông phát triển, nhiều tiện ích ngoại khu đi kèm thì phần chi phí này cũng sẽ cao hơn các tòa nhà vùng ven.

 

3.5. Hạng tòa nhà

 

Chi phí vận hành hay quản lý cũng phụ thuộc khá nhiều vào xếp loại theo bảng tiêu chuẩn của tòa nhà. Hiện nay hầu hết các đơn vị quản lý đều xếp hạng và phân loại các tòa nhà theo loại A, B,C để dễ dàng định giá thuê cũng như chi phí quản lý.

 

3.6. Chất lượng dịch vụ và chất lượng cơ sở hạ tầng tại từng tòa nhà

 

Tòa nhà sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt sẽ có mức phí quản lý cao hơn. Theo đó, những tòa nhà văn phòng hạng B có thể có giá phí quản lý vận hành cao hơn tòa nhà hạng A lâu năm, đã cũ vì được trang bị cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại hơn cùng nhiều tiện ích.

 

4. Dịch vụ quản lý tòa nhà văn phòng, chung cư chuyên nghiệp POTS

 

Nếu bạn là chủ đầu tư hoặc đang sở hữu một tòa nhà văn phòng và vẫn loay hoay tìm kiếm một đơn vị quản lý vận hành giúp mình quản lý hết toàn bộ các hoạt động bên trong tòa nhà. Thì có thể tham khảo và lựa chọn dịch vụ quản lý vận hành bất động sản POTS nhé. Với phương châm làm việc luôn đặt chất lượng dịch vụ lên trên hết, POTS hiện là một trong những lựa chọn ưu tiên của nhiều chủ đầu tư uy tín.

 

 

Sở hữ đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc vận hành; cũng như chuyên môn cao được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, tại POTS luôn có những hoạt động cập nhật kiến thức từ các quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đảm bảo các tòa nhà và POTS vận hành luôn được ứng dụng các công nghệ mới, quy trình tiên tiến. Giúp cho tòa nhà hoạt động ổn định, giải quyết vấn đề kịp thời từ đó nâng cao giá trị của tòa nhà và hài lòng cho toàn bộ cư dân sinh sống hay thuê trong tòa nhà.

Trên đây là một vài thông tin về chi phí vận hành tòa nhà văn phòng; hy vọng bạn có thể có được những kiến thức hữu ích trước khi thuê văn phòng làm việc. Nếu còn có những thắc mắc gì thêm; có thể liên hệ đơn vị quản lý vận hành Pots để được tư vấn nhé

 

icon home
icon phone
ic search
0901908890
icons8-exercise-96 chat-active-icon
Bạn cần hỗ trợ